chống thấm sàn mái

  1. Nguyên nhân sàn mái bê tông bị thấm dột
  2. Tác hại khi tình trạng thấm dột sàn mái kéo dài
    1. Hư hỏng, xuống cấp kết cấu nhà cửa
    2. Mất thẩm mỹ cho công trình
    3. Đồ vật trong nhà sử dụng nhanh chóng bị hư hại
    4. Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

Nguyên nhân sàn mái bê tông bị thấm dột

Có rất nhiều nguyên nhân khiến sàn mài bê tông bị thấm dột. Nếu công trình của bạn xảy ra hiện tượng này, hãy tiến hành kiểm tra ngay. Từ đó, bạn có thể tìm ra những giải pháp chống thấm dột kịp thời:

  • Khí hậu, thời tiết: Sàn mái bê tông bị chịu tác động thường xuyên của thời tiết. Sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên sẽ khiến cho sàn mái bị xuống cấp. Vào mùa mưa, nước len lỏi, rò rỉ xuống trần nhà, gây ra tình trạng thấm nước. Lâu dần, các vết nứt sẽ xuất hiện, hiện tượng rò rỉ ở sàn mái ngày càng lớn.
  • Nhà trên lây lan xuống: Những ngôi nhà cao tầng sẽ dễ bắt gặp trường hợp này xảy ra. Sàn nhà tầng trên bị thấm, dột nước và bắt đầu lây lan xuống trần nhà ở dưới. Ngoài ra, nhà tắm, sân thượng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ảnh hưởng xuống nhà tầng dưới.
  • Do lỗi quy trình chống thống sàn mái: Ngay từ đầu, đơn vị thi công tính toán sai các bước kĩ thuật, vật liệu. Cách hướng dẫn thi công chống thấm sàn mái sai, nhầm lẫn. Quá trình thi công sử dụng những vật liệu chống thấm sàn mái kém chất lượng, độ bền thấp.
  • Do sử dụng vật tư không đảm bảo chất lượng: Sử dụng chất liệu kém để thi công là nguyên nhân chính khiến cho sàn bị xuống cấp nhanh chóng. Chất lượng vật liệu cao hay thấp đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của công trình.

Tác hại khi tình trạng thấm dột sàn mái kéo dài

Thấm dột là một trong những hiện tượng phổ biến xảy ra hầu hết ở các công trình. Nếu gia chủ xem nhẹ tình trạng thấm dột này, hậu quả sẽ vô cùng khó lường. Dưới đây là 4 tác hại nghiêm trọng của thấm dột.

  1. Hư hỏng, xuống cấp kết cấu nhà cửa

Thấm, dột là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng công trình xây dựng bị xuống cấp nhanh chóng. Hiện tượng nứt, sụt lún là những dấu hiệu. Tác hại làm hỏng gạch, https://chongthamviet.vn/chong-tham-tuong/, nứt trần nhà ngày càng sâu và dài hơn

  1. Mất thẩm mỹ cho công trình

Đây có lẽ là nhược điểm gây khó chịu nhất đối với người sử dụng. Dấu hiệu là những vết nứt ngang, nứt dọc, vị trí bị thấm ngả màu, mọc rêu xanh, nấm mốc. Đồ vật phải di chuyển khỏi vị trí bạn đầu để tránh dột nước, gây mất lộn xộn. Điều này vừa gây mất vệ sinh, vừa làm giảm tính thẩm mỹ đi rất nhiều.

  1. Đồ vật trong nhà sử dụng nhanh chóng bị hư hại

Vật dụng trong nhà hay bị ngấm nước, gây ra nấm mốc, phai màu. Những thiết bị điện, ổ điện thấm nước dễ bị cháy, hỏng. Chi phí thuê thợ sửa chữa, thay thế vật liệu rất  tốn kém. Nỗi lo hư hỏng lại tiếp tục xảy ra bất cứ lúc nào. Tác hại gây ra rất tốn thời gian, tốn tiền bạc.

  1. Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

Nỗi lo lớn nhất là nguy cơ mất an toàn từ hệ thống điện. Môi trường ẩm ướt  là điều kiện cho sự truyền điện diễn ra. Điều này có thể xảy ra sự cố cháy nổ và điện giật, gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.

Môi trường ẩm ướt lâu ngày là điều kiện lý tưởng để nấm mốc sinh sôi phát triển. Những vết ố vàng, mốc xanh đen chính là nơi chứa đựng hàng trăm, hàng nghìn vi khuẩn.

Vi khuẩn rất dễ dàng phát tán ra không khí. Những loại vi khuẩn này sẽ tiếp tục tìm chỗ trú ngụ tiếp theo để sinh sống và phát triển. Một trong số đó bị con người hít phải sẽ dẫn đến nhiều bệnh như: viêm xoang, viêm mũi,… Những bệnh này rất nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *